Những vấn đề mà các nhân viên làm việc lâu năm thường gặp phải trong doanh nghiệp

Những người làm công tác quản lý cần tỉnh táo trong việc quản lý, sử dụng nhân lực. Không thể quá coi trọng người này nhưng xem thường người kia. Mỗi nhân viên cần được đánh

Manager and her team

Các doanh nghiệp luôn có những nhân viên trung thành, gắn bó với công ty lâu dài. Nhưng không phải người quản lý nào cũng để ý đến những vấn đề mà nhân viên của mình gặp phải sau một thời gian dài làm việc tại công ty.

Hầu hết nhân viên đều đầy nhiệt huyết khi bắt đầu một công việc mới. Họ gặp khá nhiều khó khăn nhưng lại có nhiều động lực để vượt qua. Họ có thể hoàn thành xuất sắc mọi công việc bằng tài năng và sự cố gắng không ngừng nghỉ. Tuy nhiên theo thời gian sự nhiệt huyết thường giảm dần. Thay vào đó có nhiều vấn đề khiến họ cảm thấy công việc trở nên nhàm chán, mất phương hướng. Thậm chí có nhiều nhân viên cảm thấy bất mãn vì những điều họ không hài lòng ở công ty. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề mà những nhân viên làm việc lâu năm thường gặp phải.

Họ cảm thấy công việc mất ý nghĩa và không còn tính thử thách

Khi người ta đã vượt qua những khó khăn, công việc trở về thuận lợi, lặp đi lặp lại hàng ngày thì dễ mang đến cảm giác nhàm chán. Đặc biệt là đối với những nhân viên có năng lực, luôn muốn được chứng tỏ bản thân, đóng góp nhiều hơn cho công ty. Những công việc không có gì mới mẻ và thử thách vô tình sẽ tạo ra sức ì cho nhân viên. Lâu dần họ không còn hứng thú và không đủ khả năng thích nghi với cái mới nữa.
NHÂN VIÊN
Nhân viên làm việc lâu năm dễ cảm thấy nhàm chán với công việc của mình

Vì vậy hãy luôn tạo ra những thử thách mới cho nhân viên của mình. Bên cạnh những thử thách cần có sự động viên cũng như những đãi ngộ xứng đáng khi họ hoàn thành tốt công việc của mình. Đó là một trong những cách tạo động lực và khai thác hết khả năng làm việc của nhân viên trong công ty.

Công ty không công nhận năng lực làm việc của họ

Không ít nhân viên làm việc lâu năm cảm thấy bất mãn khi công ty không công nhận năng lực cũng như những đóng góp của họ. Họ cảm thấy mình không có vị trí xứng đáng trong công ty cũng như không có khả năng phát triển bản thân. Từ đó họ không còn mong muốn cống hiến hết mình cho công ty nữa, chỉ muốn làm việc hết giờ rồi ra về. Như vậy là công ty chưa có chính sách tốt để khai thác tối đa nguồn nhân lực mình đang có.

Để tránh tình trạng đáng lo ngại này, những người quản lý cần phải hiểu rõ tâm lý của nhân viên. Với mỗi nhân viên cần có sự công nhận xứng đáng cho những đóng góp của họ. Nhưng đừng công nhận suông, hãy đề bạt họ ở những vị trí phù hợp cùng với những mức lương, thưởng thật tốt.
nhân viên
Có nhiều vị sếp không bao giờ công nhận năng lực làm việc của nhân viên

Họ cảm thấy không được đối xử công bằng

Trong một công ty khó tránh được việc có một nhân viên được đối xử ưu ái hơn. Tuy nhiên nếu sự phân biệt đối xử quá lớn sẽ khiến cho các nhân viên bất mãn. Đặc biệt là những nhân viên đã làm việc lâu năm nhưng vẫn chưa nhận được những điều họ xứng đáng được hưởng trong khi những nhân viên không có nhiều đóng góp lại được hậu ái rất nhiều. Khi họ cảm thấy bản thân không được đối xử công bằng, không có cơ hội phát triển thì sớm muộn họ cũng rời bỏ công ty ra đi.

Những người làm công tác quản lý cần tỉnh táo trong việc quản lý, sử dụng nhân lực. Không thể quá coi trọng người này nhưng xem thường người kia. Mỗi nhân viên cần được đánh giá dựa trên năng lực làm việc, đóng góp cho công ty sau đó mới xét đến cách cư xử đối với quản lý và đồng nghiệp. Tránh vội vàng đề bạt, ưu ái những người tài năng ít, nhưng lại có khả năng lôi kéo lòng người để đạt được những điều mà họ mong muốn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *