4 sai lầm trong khi viết cover letter cần quan tâm

Trong khi bạn đang tâng bốc công ty, bạn lại vô tình làm cho mình trở nên mờ nhạt và chẳng có gì đáng nhớ cả. Vì vậy, song song với việc khen ngợi về công ty (khen vừa phải, đừng

Như các bạn đã biết Cover Letter chính là cầu nối dẫn dắt giữa nhà tuyển dụng và CV của bạn. Với Cover Letter, bạn sẽ thể hiện những điều mà CV chưa đề cập đến như tính cách, mục tiêu theo đuổi sự nghiệp, câu chuyện về bạn, sự cam kết, thái độ cũng như sự khao khát muốn được cống hiến. Qua đó nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về con người bạn. Tuy nhiên, thật tệ khi có nhiều bạn mắc phải những lỗi sai rất ngớ ngẩn khi viết Cover Letter hoặc thậm chí quá lạm dụng nó để tâng bốc bản thân.

Những sai lầm này đôi khi để lại hậu quả nghiêm trọng nhiều hơn bạn nghĩ đấy. Vì thế, hãy rà soát lại xem bạn có mặc lỗi nào trong những lỗi mà 8 Morning liệt kê dưới đây không nhé.
1 – Viết Cover Letter rất hay nhưng lại kính gửi sai tên công ty

Bạn đang rất tâm đắc về bản Cover Letter mà đã bạn đã viết. Bạn tâm đắc nó đến mức bạn đã nghĩ rằng, với bản Cover Letter và CV hoàn hảo đã chuẩn bị này, nhà tuyển dụng sẽ phải gửi thư mời bạn đi phỏng vấn ngay lập tức. Bạn hí hửng gửi mail. Nhưng đã vài tuần trôi qua bạn vẫn không nhận được một tin gì. Bạn quay lại kiểm tra Cover Letter của mình thì …. Bạn đã phát hiện ra một điều thật kinh khủng. Đó là bạn đã viết Cover Letter mà kính gửi sai tên công ty.

Khi viết sai tên công ty, bạn đã tự “tố cáo” bản thân là một người:

– Không cẩn thận, cẩu thả

– Không để tâm tới vị trí ứng tuyển

– Thiếu tính tỉ mỉ

– Không tôn trọng nhà tuyển dụng

Chỉ một lỗi chính tả thôi nhưng cũng đủ làm bạn trượt ngay từ vòng gửi xe, nhất là khi rơi vào tay nhà tuyển dụng khó tính. Nếu ngay cả việc cơ bản nhất là viết đúng chính tả bạn đã không làm được, vậy lấy cớ gì để doanh nghiệp tin bạn sẽ xử lý vấn đề phức tạp hơn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chi tiết nhỏ tạo ấn tượng lớn. Vì vậy, hãy chăm chút khi viết Cover Letter của mình, kiểm tra lỗi chính tả, dấu câu thật cẩn thận trước khi ấn nút gửi, đừng để gặp phải những lỗi sai không đáng có.

Tham khảo thêm: Viết Cover Letter với phương pháp S.T.A.R
2 – Bắt đầu bằng những điều thú vị để cố thu hút nhà tuyển dụng nhưng nội dung lại không liên quan gì

Hầu hết, các thư xin việc ngày nay đều áp dụng theo mẫu với câu mở đầu là: “Tên tôi là…”, “Tôi muốn apply vào vị trí này…”. Nhưng không, có một số ứng viên sáng tạo khác sẽ nảy ra những ý tưởng viết Cover Letter với những câu mở đầu hay ho hơn để “câu” nhà tuyển dụng. Họ bắt đầu bằng 1 câu nói thông minh, hóm hỉnh hay một câu chuyện đáng nhớ. Bằng cách này, họ sẽ có được sự chú ý từ nhà tuyển dụng.

Đây là cách tốt để kết nối với nhà tuyển dụng. Nhưng mà hãy nhớ, cách bạn dẫn dắt vào phải liên quan đến công việc. Bởi nếu lạc đề, nhà tuyển dụng sẽ quên mất đang đọc cover letter của bạn, họ không nghĩ đến việc tiếp theo là có nên chọn bạn phỏng vấn hay không.

Tham khảo thêm: Bức thư ngỏ tệ nhất mọi thời đại
3 – Nói tràng giang đại hải về công ty, nhưng lại quên mất kể về bản thân

Khi viết cover letter, bạn nhắc đến công ty nhiều để thể hiện sự quan tâm, đam mê của mình. Bởi vì bạn cho rằng,làm như thế sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Nhưng thực chất, sau khi đọc cái thư xin việc đó của bạn, họ sẽ nhận được gì? Họ sẽ chẳng biết bạn là ai, bạn xuất sắc như thế nào. Tất cả họ nhận được chỉ là thông tin về công ty.

Trong khi bạn đang tâng bốc công ty, bạn lại vô tình làm cho mình trở nên mờ nhạt và chẳng có gì đáng nhớ cả. Vì vậy, song song với việc khen ngợi về công ty (khen vừa phải, đừng giả tạo quá), bạn phải khen cả bản thân mình nữa nhé. Cái nhà tuyển dụng cần là biết về thông tin của ứng cử viên để sàng lọc chứ không phải thông tin của công ty. Thông tin của công ty chỉ là chất xúc tác giúp bạn được chọn mà thôi.

Tham khảo thêm: 5 vấn đề thường thấy khi sử dụng Cover Letter mẫu ?
4 – Nói quá về bằng cấp và kinh nghiệm

Nếu bạn thực sự không đủ tiêu chuẩn, bạn sẽ không được gọi đi phỏng vấn. Vì vậy, nhiều người liều chọn cách nói dối hoặc phóng đại lên những kinh nghiệm từng có để dễ dàng lọt qua vòng hồ sơ. Nhưng thực tế, nhà tuyển dụng có con mắt rất tinh tường, họ có thể phát hiện ra bạn có nói dối hay không bằng cách kiểm tra vào buổi phỏng vấn. Vì vậy, đừng dại dột ba hoa quá đà trong thư xin việc.

Ví dụ. nếu bạn không biết dùng Photoshop, bạn sẽ lúng túng không biết xử lý ra sao khi công việc tương lai yêu cầu kỹ năng này. Hãy ghi vào cover letter: “Tôi chưa từng dùng Photoshop, nhưng tôi biết cách để học nó 1 cách nhanh chóng”. Tuy cách này làm giảm khả năng được chọn nhưng cũng còn hơn là nói dối hay không ghi gì. Hãy luôn giả định bạn là một người học hỏi cực kỳ nhanh khi nhắc đến một kỹ năng bạn chưa biết.

Còn cách khác, thay vì khiến nhà tuyển dụng tập trung vào những điểm yếu, kỹ năng còn thiếu, hãy đánh lạc hướng họ bằng cách nêu ra những điểm mạnh và cách bạn áp dụng nó cho công việc sắp tới như thế nào.

Nếu trong quá trình viết Cover Letter bạn đã phạm phải 1 trong nhừng sai lầm trên thì cũng đừng lo lắng. Biết sai để sửa ngay từ bây giờ vẫn chưa phải muộn. Nếu cover letter của bạn ấn tượng, nó sẽ là cú hích giúp bạn vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *