Những lỗi trong cover letter bạn cần coi trước khi gửi đi

Mình nghĩ nếu là một nhà tuyển dụng, chắc hẳn họ cũng rất ấn tượng với những thông tin đó. Nhưng sau đó, họ sẽ muốn biết thêm về bạn, để xem bạn có phù hợp với văn hóa, công việc

Dạo này mình có đang lục lại kho CV và của các bạn đã từng nhờ mình support để đọc lại, và phát hiện ra một số lỗi khá đáng tiếc trong . Vì những lỗi đó mà các bạn có khả năng bị đánh trượt ngay lập tức khá cao. Vậy một số lỗi đó là gì?

1) Bạn viết sai tên nhà tuyển dụng

Khá nhiều bạn đã nghe theo lời khuyên của mình, đó là thay vì gửi Cover Letter tới một người chung chung như Sir/Madam, To Whom may concern, các bạn đã tiến bộ hơn bằng cách gửi tới một tên người cụ thể. Tuy nhiên, việc gửi tới tên người cụ thể này các bạn cũng nên lưu ý, nếu không lại mắc phải 2 lỗi dưới đây và gây ra hiệu ứng ngược đấy:

Lỗi 1: Viết sai tên nhà tuyển dụng. Cái này ít gặp khi gửi cho ai đó Vietnamese name, nhưng khi gửi cho nhà tuyển dụng có tên nước ngoài, các bạn nhớ check lại spelling cho chuẩn nhé.

Lỗi 2: Viết sai giới tính. Nếu chưa chắc chắn thì các bạn nên check lại qua bạn bè, website công ty hoặc google nhé. Đừng thấy tên kiểu như Ngọc Anh lại gửi cho Ms., trong khi đó lại là một Mr. thì sao.
2) Nội dung các đoạn không liên quan đến nhau

Mình rất thích bạn nào mở đầu Cover Letter một cách sáng tạo, kiểu không viết chung chung như là “Tôi tên là ABC, hiện tôi muốn apply vào vị trí XYZ”. Sáng tạo có thể là kể một cái chuyện gì đó hay ho về bạn, bắt đầu bằng một bài thơ hoặc một câu quote, hoặc một thông tin gì đó làm NTD tò mò.

Tuy nhiên nếu các bạn chọn cách này, thì hãy nhớ liên kết các đoạn với nhau nhé. Ví dụ mở đầu bạn viết là có niềm đam mê mãnh liệt với sale/marketing, nhưng mà bên dưới lại viết về kinh nghiệm đi làm tình nguyện viên thì không có ổn rồi.

Nên nhớ là, mọi thông tin trong Cover Letter phải cố gắng ăn nhập, đồng bộ với nhau, tốt nhất làm thế nào để NTD đọc xong chỉ thấy được một tính từ duy nhất để miêu tả bạn thôi là ổn.
3) Bạn nói nhiều về công ty, nhưng quên đề cập đến bản thân bạn

Mình có đọc một số Cover Letter, trong đó các bạn ý ca ngợi hết mực về công ty, cũng như thể hiện rõ là bạn ấy hiểu rõ về công ty như thế nào, thông qua những con số, research mà bạn ấy đưa ra trong Cover Letter.

Mình nghĩ nếu là một nhà tuyển dụng, chắc hẳn họ cũng rất ấn tượng với những thông tin đó. Nhưng sau đó, họ sẽ muốn biết thêm về bạn, để xem bạn có phù hợp với văn hóa, công việc và môi trường của công ty không.

Đồng ý rằng bạn hoàn toàn có thể viết về công ty, môi trường làm việc, con người tại đó – nhưng hãy liên kết những thông tin đó với bạn, để nhà tuyển dụng có thấy bạn phù hợp không nhé.
4) Thành thật những điều không cần thiết

Mình hay khuyên các bạn là nên thành thật khi đi tuyển dụng, cả trong CV, Cover Letter và cả khi đi phỏng vấn nữa.Thành thật ở đây tức là hạn chế nói quá những gì mà bạn đang có và không nói những gì mà bạn không có. Ví dụ tiếng Tây Ban Nha đang bập bõm thì đừng chém gió thành professional, hay bạn thuyết trình rất run thì đừng viết vào CV hay Cover Letter là bạn có kĩ năng nói trước đám đông.

Tuy nhiên, có một điểm không ổn ở đây, là đôi khi các bạn lại thành thật quá, tức là đưa ra những thông tin không cần thiết trong CV và Cover Letter. Nói tóm gọn là, đưa ra những weaknesses của các bạn trong Cover Letter. Ví dụ như là bạn không giỏi Photoshop lắm, bạn không biết thiết kế web, bạn làm việc nhóm không ổn lắm – thì cũng không cần thiết đưa vào CV hay Cover Letter. CV có 2 trang và Cover Letter có 1 trang thôi, hãy dùng phần diện tích đó để đưa vào những thông tin có lợi cho bạn hơn nhé.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *